Trang chủ Phụ kiện Operation manager là gì? 10 yếu tố cần có của operation manager chuyên nghiệp

Operation manager là gì? 10 yếu tố cần có của operation manager chuyên nghiệp

Đăng bởi Đặng Trần Lê Trâm 31/10/2019 0 Bình luận

Bạn có biết operation manager là gì không? Operation manager là người quản lý điều hành có nhiệm vụ giám sát các hoạt động hàng ngày của một công ty hoặc doanh nghiệp để đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Bài viết hôm nay sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ hơn về vị trí quản lý này cũng như các yếu tố cần có của operation manager chuyên nghiệp.

Operation manager là gì?

Operation manager tiếng việt có nghĩa là người quản lý điều hành hoặc vận hành chịu trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động hàng ngày của công ty vì lợi ích của các nhân viên, quản lý, nhà đầu tư, và khách hàng.

Thuật ngữ này có thể được giải thích đơn giản như sau:

+ Operation/ operating là gì? Operation là danh từ với ý nghĩa là sự vận hành/ điều hành trong khi operating là động từ mang nghĩa điều hành và kiểm soát chức năng của một quy trình hoặc hệ thống.

+ Manager là một vị trí rất quan trọng trong một công ty, là người quản lý chịu trách nhiệm kiểm soát hoặc quản lý một bộ phận hoặc nhiều bộ phận khác nhau.

Với 2 nghĩa riêng rẽ và tách rời của operation và manager, khi kết hợp chúng lại với nhau, chúng ta có cụm từ với ý nghĩa tổng quát là quản lý điều hành.

Có thể nói operation manager là người chịu trách nhiệm quản lý phòng operation, chịu trách nhiệm tổ chức và đồng bộ hóa các hoạt động của các nhân viên trong bộ phận operation và các phòng ban khác trong một công ty và đảm bảo lịch trình, cuộc họp, và mục tiêu của từng bộ phận hoạt động một cách hài hòa.

Vai trò của operations manager là gì?

Vai trò của operations manager có thể thay đổi tùy theo ngành nghề nhưng một số yêu cầu của vị trí này thì gần như không đổi. Đó chính là giữ cho mọi thứ hoạt động và vận hành trơn tru và sinh lợi nhuận cho công ty.

Chắc hẳn giờ đây bạn đã nắm rõ manager operations là gì và vai trò của vị trí này, vậy một nhà quản lý điều hành chuyên nghiệp phải có những yếu tố nào? Đừng bỏ qua phần thông tin tiếp theo về các yếu tố cần có của operation manager nhé!

10 yếu tố cần có của operation manager chuyên nghiệp

Kiến thức chuyên môn

Operations manager phải có kiến thức toàn diện về toàn bộ quá trình phát triển cần thiết để hoàn thành một dự án được giao. Họ phải đóng vai trò là hình mẫu cho cả nhân viên và quản lý, có nghĩa là kỹ năng chuyên môn của họ phải là hoàn hảo.

Kỹ năng lãnh đạo

Operations manager phải điều phối và tổ chức các phòng ban sao cho họ làm việc cùng nhau một cách hiệu quả cho nên cần phải có kỹ năng lãnh đạo vững chắc. Ngoài ra, operations manager còn phải thúc đẩy nhân viên của mình đáp ứng các mục tiêu nghề nghiệp và truyền cảm hứng để nhân viên phát triển hơn.

Kỹ năng giao tiếp

Operations manager đóng vai trò liên lạc chính giữa các bộ phận phát triển dự án và các quản lý cấp cao. Điều này đòi hỏi họ phải có khả năng truyền đạt lại quá trình của dự án cho những người quản lý cấp cao hơn họ và thực hiện các yêu cầu của các nhà quản lý này trong quá trình phát triển dự án. Do đó, họ phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với cả quản lý cấp trên và nhân viên để đảm bảo phát triển thành công các dự án của họ.

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Vai trò của operations manager đòi hỏi họ phải đánh giá nhanh về các tác động mà các tình huống thay đổi có thể gây ra, xây dựng các chiến lược đối phó có ảnh hưởng đến sự đóng góp tích cực của các bộ phận khác nhau, phát hiện sớm các điểm gây xung đột và giải quyết chúng để làm hài lòng cho tất cả các bên liên quan. Đồng thời xử lý nhanh chóng và độc lập các ý tưởng và thực hiện các thay đổi mới

Làm việc nhóm

Một yếu tốt quan trọng trong phần mô tả công việc của operations manager đó là nhân viên này cần phải giúp kết nối các bộ phận lại với nhau để họ cùng phối hợp để đạt được mục tiêu và tối ưu hóa sản xuất. Như vậy, operations manager cần phải thấm nhuần ý tưởng rằng mỗi bộ phận đang làm việc để hướng tới một mục tiêu tập thể.

Kỹ năng lập kế hoạch

Vì họ sẽ phải phát triển các kế hoạch công việc dài hạn cho các bộ phận mà họ giám sát cho nên operations manager cần phải có kỹ năng lập kế hoạch tuyệt vời. Họ phải lường trước các vấn đề tiềm ẩn và thực hiện các kỹ thuật có thể để loại bỏ những vấn đề này ra khỏi quy trình. Operations manager còn phải có khả năng sắp xếp và quản lý đồng thời nhiều dự án cũng như quản lý thời gian hiệu quả, đảm bảo đáp ứng thời hạn đề ra mà không ảnh hưởng đến chất lượng.

Có khả năng định hướng tốt

Operations manager cung cấp các hỗ trợ về hành chính và định hướng cho các nhà quản lý và phòng ban khác nhau. Các quản lý vận hành phải thường xuyên xem xét và đôi khi sửa đổi lịch trình của các bộ phận khác trên cơ sở hàng ngày, hàng tuần, hoặc hàng tháng để bắt kịp với mục tiêu đặt ra.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Một operations manager tốt cần phải có khả năng tìm ra các giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào có thể phát sinh trong quá trình phát triển dự án. Như vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề vững chắc là chìa khóa để thực hiện các trách nhiệm đi kèm với vị trí này.

Một số khái niệm khác về operation

Định nghĩa operation management

Operation management là gì? Operation management là việc quản trị các hoạt động kinh doanh để tạo ra mức hiệu quả cao nhất có thể trong một tổ chức. Nó liên quan đến việc chuyển đổi các vật liệu và nguồn nhân lực thành sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả nhất để tối đa hóa lợi nhuận cho một tổ chức. Các team về operation management thường cố gắng cân bằng giữa chi phí và doanh thu để thu được lợi nhuận ròng cao nhất có thể.

Bộ phận operation là gì?

Quản lý điều hành là người chịu trách nhiệm và quản lý bộ phận/ phòng operation. Vậy phòng operation làm gì? Bộ phận operation là bộ phận chuyên về khâu vận hành của một công ty chịu trách nhiệm về việc đảm bảo khâu vận hành và sản xuất được trơn tru và sinh ra lợi nhuận cho công ty.

Nếu bộ phận operation của bạn hoạt động chặt chẽ thì công ty của bạn sẽ sản xuất đúng những gì cần sản xuất vào đúng thời điểm cần sản xuất mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Mục tiêu của bộ phận operation xoay quanh hiệu quả chất lượng cao của các hoạt động vận hành và sản xuất. Nếu các hoạt động vận hành này có hiệu quả cao thì khách hàng của bạn sẽ hài lòng và vì khách hàng hài lòng mà công cy của bạn sẽ sinh ra lãi.

Định nghĩa operation executive

Nếu bạn từng xem qua các trang tìm việc nổi tiếng, chắc hẳn các bạn sẽ thấy cụm từ operation executive này xuất hiện rất nhiều đúng không nè! Vậy operation executive là gì? Cụm từ này có nghĩa là chuyên viên vận hành, là người sẽ nhận yêu cầu từ cấp trên để phân bổ công việc cho các nhân viên cấp dưới hoàn thành công việc mà cấp trên đề ra.

Operation executive còn giúp xây dựng kế hoạch và chiến lược để đạt được mục tiêu tài chính, duy trì ngân sách vốn, và giải quyết các tranh chấp ở cấp thấp hơn. Đồng thời có trách nhiệm lãnh đạo, dẫn dắt, khuyến khích team của mình thực hiện các kế hoạch đề ra trong khung thời gian quy định.

Operation staff là gì?

Operation staff là từ tiếng Anh của nhân viên vận hành, là người chịu sự quản lý của operation executive và chịu trách nhiệm đảm bảo các hoạt động vận hành hằng ngày của doanh nghiệp được trơn tru, không gặp bất cứ trở ngại lớn nào để đảm bảo tất cả các khách hàng bên ngoài và nội bộ của doanh nghiệp đều được đáp ứng và phục vụ tốt.

Khái niệm operation assistant là gì?

Operation assistant là người sẽ hỗ trợ và báo cáo trực tiếp với operations manager và làm việc nhằm đảo bảo một môi trường kinh doanh trơn tru với trọng tâm tối đa hóa hiệu suất bán hàng. Vị trí này yêu cầu cần phải xác định được các rủi ro và cơ hội trong vận hành cùng giải pháp cho các rủi ro với sự trợ giúp từ các bộ phận liên quan.

Hy vọng những thông tin trên về operation manager là gì sẽ giúp bạn hiểu rõ về vị trí này cũng như những yếu tố cần có để trở thành nhà quản lý vận hành chuyên nghiệp. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn cảm thấy hữu ích nhé!

Xem thêm >> Setup là gì? Cách setup nhà hàng, Spa, sự kiện,..chi tiết từ A-Z

0 Bình luận
0

Để lại một bình luận