PETROVIETNAM đón dòng sản phẩm thương mại đầu tiên của Nhà máy lọc dầu Dung Quất
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Ngày 22/02/2009 tới, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ tổ chức Lễ đón mừng dòng sản phẩm thương mại đầu tiên của Nhà máy lọc dầu Dung Quất – Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam – ngay tại Trạm xuất sản phẩm bằng xe bồn, trong mặt bằng khu Bể chứa sản phẩm của NMLD Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Buổi lễ sẽ được truyền hình trực tiếp trên Kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam, bắt đầu từ 20h00.
Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đánh dấu bước khởi đầu của Ngành công nghiệp lọc dầu Việt Nam. Đây cũng là thời điểm để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân cả nước về việc dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành công tác xây lắp và bắt đầu chạy vận hành để cho ra các sản phẩm thương mại đầu tiên.
Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định là công trình trọng điểm quốc gia, có quy mô lớn và vốn đầu tư cao, công nghệ và kỹ thuật hiện đại nhằm đảm bảo vận hành an toàn, cho ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, khi đi vào vận hành sản xuất, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước.
Hợp đồng chính xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký với Tổ hợp nhà thầu Technip gồm các Nhà thầu: Technip (Pháp), Technip (Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha) để đảm bảo tiến độ đến 25/02/2009 Nhà máy có sản phẩm.
Từ năm 2005 đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng với sự nỗ lực của Chủ đầu tư, các Nhà thầu, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước, các Bộ, Ngành và cơ quan Trung ương, sự phối hợp chặt chẽ của tỉnh Quảng Ngãi, dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được hoàn thành xây dựng, lắp đặt trong năm 2008 và đưa vào vận hành trong năm 2009, đáp ứng đúng mục tiêu mà Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đề ra tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI.
Trong quá trình thực hiện dự án, Tổng thầu Technip đã sử dụng trên 100 nhà thầu phụ và nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ của Việt Nam, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, phần lớn là lao động của tỉnh Quảng Ngãi. Ở những giai đoạn cao điểm, có hơn 12.000 người lao động được Nhà thầu Technip và các nhà thầu phụ huy động từ các địa phương trong nước cùng với trên 30 quốc gia khác đến làm việc tại công trường.
Khối lượng công việc của dự án thật khổng lồ. Để xây dựng 14 phân xưởng công nghệ, trên 30 hạng mục/hệ thống/phân xưởng phụ trợ và các hạng mục công trình biển, Tổng thầu Technip ví von: Tổng số tài liệu thiết kế và sổ tay vận hành chất đầy khoảng 100 xe tải; diện tích các gói thầu chính xấp xỉ 600 hecta, tương đương với 1.200 sân bóng đá; hơn 150.000 tấn vật tư, thiết bị, tương đương với một triệu xe máy; trên 5 triệu mét dây cáp điện, đủ để căng 2 lần từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh; gần 17.000 tấn thép các loại, đủ để xây dựng 2 tháp Eiffel – Paris; và một nhà máy điện công suất trên 100 Megawatt đủ dùng cho cả thành phố Quảng Ngãi….
Theo kế hoạch trong năm 2009, Nhà máy sẽ được vận hành nâng dần công suất để đến tháng 08/2009, đạt 100% công suất thiết kế và sẽ được bàn giao trong tháng 10/2009. Với công suất 100% công suất thiết kế, trong một tháng, Nhà máy sẽ sản xuất gần 150.000 tấn xăng, 240.000 tấn dầu Diesel, khoảng 23.000 tấn LPG và các sản phẩm khác như Propylene (trên 8.000 tấn), xăng máy bay Jet-A1(khoảng 30.000 tấn) và dầu F.O. (khoảng 25.000 tấn). Dự kiến, trong năm 2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ sản xuất khoảng 2,6 triệu tấn sản phẩm các loại.
Song song với công tác xây lắp trên công trường, trong thời gian qua, Chủ đầu tư cũng đã tiến hành tuyển dụng và đào tạo trên 1.000 nhân sự vận hành; công tác chuẩn bị sản xuất, chạy thử, tiếp nhận và quản lý vận hành Nhà máy lọc dầu cũng đã được xúc tiến. Từ tháng 05/2008 đến nay, Chủ đầu tư đã nhập 1.500 tấn LPG, trên 50.000 tấn dầu Diesel và trên 160.000 tấn dầu thô Bạch Hổ phục vụ cho công tác chạy thử, vận hành Nhà máy. Cũng trong tháng 05/2008, được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lọc hoá dầu Bình Sơn có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, vận hành và kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất có hiệu quả.
Kể từ khi khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, GDP và thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi tăng liên tục, từ 529 tỷ đồng năm 2005 lên 1.600 tỷ đồng năm 2008. Năm 2005, tỉnh Quảng Ngãi thu hút được 20 dự án với tổng vốn đầu tư 1.218 tỷ đồng; Năm 2006, số dự án đầu tư tăng 42 dự án so với năm 2005, trong đó có 02 dự án lớn 100% vốn nước ngoài là Doosan và Tycoons; Năm 2007, có 40 dự án đi vào hoạt động và năm 2008 tỉnh đã thu hút thêm được 17 dự án với số vốn 3,4 tỷ USD.
Bên cạnh đó, dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện đang là hạt nhân công nghiệp tại khu vực Miền Trung, tạo đà cho phát triển toàn diện các ngành công nghiệp và kinh tế của khu vực, đáp ứng được mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực miền Trung, đảm bảo cho sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền của đất nước./.
Những thông tin chính của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
1. Quá trình thực hiện dự án
Ngày 22/02/2009 tới, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ tổ chức Lễ đón mừng dòng sản phẩm thương mại đầu tiên của Nhà máy lọc dầu Dung Quất – Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam – ngay tại Trạm xuất sản phẩm bằng xe bồn, trong mặt bằng khu Bể chứa sản phẩm của NMLD Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Buổi lễ sẽ được truyền hình trực tiếp trên Kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam, bắt đầu từ 20h00.
Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đánh dấu bước khởi đầu của Ngành công nghiệp lọc dầu Việt Nam. Đây cũng là thời điểm để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân cả nước về việc dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành công tác xây lắp và bắt đầu chạy vận hành để cho ra các sản phẩm thương mại đầu tiên.
Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định là công trình trọng điểm quốc gia, có quy mô lớn và vốn đầu tư cao, công nghệ và kỹ thuật hiện đại nhằm đảm bảo vận hành an toàn, cho ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, khi đi vào vận hành sản xuất, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước.
Hợp đồng chính xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký với Tổ hợp nhà thầu Technip gồm các Nhà thầu: Technip (Pháp), Technip (Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha) để đảm bảo tiến độ đến 25/02/2009 Nhà máy có sản phẩm.
Từ năm 2005 đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng với sự nỗ lực của Chủ đầu tư, các Nhà thầu, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước, các Bộ, Ngành và cơ quan Trung ương, sự phối hợp chặt chẽ của tỉnh Quảng Ngãi, dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được hoàn thành xây dựng, lắp đặt trong năm 2008 và đưa vào vận hành trong năm 2009, đáp ứng đúng mục tiêu mà Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đề ra tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI.
Trong quá trình thực hiện dự án, Tổng thầu Technip đã sử dụng trên 100 nhà thầu phụ và nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ của Việt Nam, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, phần lớn là lao động của tỉnh Quảng Ngãi. Ở những giai đoạn cao điểm, có hơn 12.000 người lao động được Nhà thầu Technip và các nhà thầu phụ huy động từ các địa phương trong nước cùng với trên 30 quốc gia khác đến làm việc tại công trường.
Khối lượng công việc của dự án thật khổng lồ. Để xây dựng 14 phân xưởng công nghệ, trên 30 hạng mục/hệ thống/phân xưởng phụ trợ và các hạng mục công trình biển, Tổng thầu Technip ví von: Tổng số tài liệu thiết kế và sổ tay vận hành chất đầy khoảng 100 xe tải; diện tích các gói thầu chính xấp xỉ 600 hecta, tương đương với 1.200 sân bóng đá; hơn 150.000 tấn vật tư, thiết bị, tương đương với một triệu xe máy; trên 5 triệu mét dây cáp điện, đủ để căng 2 lần từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh; gần 17.000 tấn thép các loại, đủ để xây dựng 2 tháp Eiffel – Paris; và một nhà máy điện công suất trên 100 Megawatt đủ dùng cho cả thành phố Quảng Ngãi….
Theo kế hoạch trong năm 2009, Nhà máy sẽ được vận hành nâng dần công suất để đến tháng 08/2009, đạt 100% công suất thiết kế và sẽ được bàn giao trong tháng 10/2009. Với công suất 100% công suất thiết kế, trong một tháng, Nhà máy sẽ sản xuất gần 150.000 tấn xăng, 240.000 tấn dầu Diesel, khoảng 23.000 tấn LPG và các sản phẩm khác như Propylene (trên 8.000 tấn), xăng máy bay Jet-A1(khoảng 30.000 tấn) và dầu F.O. (khoảng 25.000 tấn). Dự kiến, trong năm 2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ sản xuất khoảng 2,6 triệu tấn sản phẩm các loại.
Song song với công tác xây lắp trên công trường, trong thời gian qua, Chủ đầu tư cũng đã tiến hành tuyển dụng và đào tạo trên 1.000 nhân sự vận hành; công tác chuẩn bị sản xuất, chạy thử, tiếp nhận và quản lý vận hành Nhà máy lọc dầu cũng đã được xúc tiến. Từ tháng 05/2008 đến nay, Chủ đầu tư đã nhập 1.500 tấn LPG, trên 50.000 tấn dầu Diesel và trên 160.000 tấn dầu thô Bạch Hổ phục vụ cho công tác chạy thử, vận hành Nhà máy. Cũng trong tháng 05/2008, được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lọc hoá dầu Bình Sơn có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, vận hành và kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất có hiệu quả.
Kể từ khi khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, GDP và thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi tăng liên tục, từ 529 tỷ đồng năm 2005 lên 1.600 tỷ đồng năm 2008. Năm 2005, tỉnh Quảng Ngãi thu hút được 20 dự án với tổng vốn đầu tư 1.218 tỷ đồng; Năm 2006, số dự án đầu tư tăng 42 dự án so với năm 2005, trong đó có 02 dự án lớn 100% vốn nước ngoài là Doosan và Tycoons; Năm 2007, có 40 dự án đi vào hoạt động và năm 2008 tỉnh đã thu hút thêm được 17 dự án với số vốn 3,4 tỷ USD.
Bên cạnh đó, dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện đang là hạt nhân công nghiệp tại khu vực Miền Trung, tạo đà cho phát triển toàn diện các ngành công nghiệp và kinh tế của khu vực, đáp ứng được mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực miền Trung, đảm bảo cho sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền của đất nước./.
Những thông tin chính của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
1. Quá trình thực hiện dự án
- Nhà máy lọc dầu Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia, được Chính phủ giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam triển khai thực hiện tại Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, khi đi vào vận hành sản xuất sẽ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu sử dụng xăng dầu trong cả nước.
- Từ 07/1997 đến 12/1998, dự án được triển khai theo hình thức Việt Nam tự đầu tư. Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2003, dự án chuyển sang hình thức liên doanh với đối tác Nga để xây dựng và vận hành nhà máy theo tỷ lệ góp vốn 50/50. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến tháng 02/2003, dự án trở lại hình thức Việt Nam tự đầu tư.
- Sau một thời gian dài nỗ lực, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, trong tháng 05/2005, Hợp đồng chính xây dựng Nhà máy lọc dầu đã được ký kết với Tổ hợp nhà thầu Technip bao gồm các Nhà thầu: Technip (Pháp), Technip (Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha) để đảm bảo tiến độ đến 25/02/2009 Nhà máy có sản phẩm.
- Quá trình thực hiện dự án từ năm 2005 đến nay đã gặp rất nhiều khó khăn, thử thách liên quan đến kỹ thuật, thời tiết, điều kiện địa chất, thị trường và nguồn nhân lực. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng Nhà máy lọc dầu với công nghệ và kỹ thuật hiện đại nhằm đảm bảo vận hành an toàn, cho ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ ngành và cơ quan Trung ương, sự phối hợp chặt chẽ của tỉnh Quảng Ngãi, cộng với những nỗ lực vượt bậc của Chủ đầu tư cùng hàng vạn cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân thuộc các Nhà thầu trong nước và quốc tế, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành trong tháng 02/2009.
2. Địa điểm và diện tích sử dụng:
- Địa điểm: Nhà máy lọc dầu Dung Quất đặt tại Khu kinh tế Dung Quất, thuộc địa bàn các xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
- Diện tích sử dụng: Mặt đất khoảng 338 ha; mặt biển khoảng 471 ha.
- Từ 07/1997 đến 12/1998, dự án được triển khai theo hình thức Việt Nam tự đầu tư. Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2003, dự án chuyển sang hình thức liên doanh với đối tác Nga để xây dựng và vận hành nhà máy theo tỷ lệ góp vốn 50/50. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến tháng 02/2003, dự án trở lại hình thức Việt Nam tự đầu tư.
- Sau một thời gian dài nỗ lực, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, trong tháng 05/2005, Hợp đồng chính xây dựng Nhà máy lọc dầu đã được ký kết với Tổ hợp nhà thầu Technip bao gồm các Nhà thầu: Technip (Pháp), Technip (Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha) để đảm bảo tiến độ đến 25/02/2009 Nhà máy có sản phẩm.
- Quá trình thực hiện dự án từ năm 2005 đến nay đã gặp rất nhiều khó khăn, thử thách liên quan đến kỹ thuật, thời tiết, điều kiện địa chất, thị trường và nguồn nhân lực. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng Nhà máy lọc dầu với công nghệ và kỹ thuật hiện đại nhằm đảm bảo vận hành an toàn, cho ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ ngành và cơ quan Trung ương, sự phối hợp chặt chẽ của tỉnh Quảng Ngãi, cộng với những nỗ lực vượt bậc của Chủ đầu tư cùng hàng vạn cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân thuộc các Nhà thầu trong nước và quốc tế, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành trong tháng 02/2009.
2. Địa điểm và diện tích sử dụng:
- Địa điểm: Nhà máy lọc dầu Dung Quất đặt tại Khu kinh tế Dung Quất, thuộc địa bàn các xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
- Diện tích sử dụng: Mặt đất khoảng 338 ha; mặt biển khoảng 471 ha.
3. Công suất chế biến và nguyên liệu:
- Công suất chế biến: 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương 148.000 thùng/ngày.
- Nguyên liệu:
+ Giai đoạn 1: Chế biến 100% dầu thô Bạch Hổ (Việt Nam);
+ Giai đoạn 2: Chế biến dầu thô hỗn hợp (85% dầu thô Bạch Hổ + 15% dầu chua Dubai).
4. Cơ cấu sản phẩm:
- Công suất chế biến: 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương 148.000 thùng/ngày.
- Nguyên liệu:
+ Giai đoạn 1: Chế biến 100% dầu thô Bạch Hổ (Việt Nam);
+ Giai đoạn 2: Chế biến dầu thô hỗn hợp (85% dầu thô Bạch Hổ + 15% dầu chua Dubai).
4. Cơ cấu sản phẩm:
Tên sản phẩm |
(Nghìn tấn/năm) |
Propylene |
110 |
LPG |
290 |
Xăng Mogas 90/92/95 |
1900 |
Dầu hỏa/nhiên liệu phản lực J-A1 |
410 |
Diesel ôtô |
3000 |
Dầu nhiên liệu (FO) |
320 |
Tiêu thụ nhiên liệu và tổn hao |
470 |
5. Những khối lượng công việc chính đã thực hiện như sau:
+ Gói thầu EPC 1+4 & 2+3 - bao gồm: 14 phân xưởng công nghệ và trên 30 hạng mục, hệ thống và phân xưởng phụ trợ: Gói thầu này đã sử dụng hàng trăm ngàn tấn vật tư, thiết bị, trên 5 triệu mét dây cáp điện, hàng chục vạn mét khối bê tông... và huy động hàng chục ngàn người làm việc trên công trường với thời gian thi công gần 4 năm.
+ Gói thầu 5A - Đê chắn sóng, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 5/2008. Các nhà thầu đã nạo vét và thay thế trên 1.200.000m3 cát và đá để xử lý nền đất yếu, thi công đổ 1.568.000m3 đá thân đê, đúc và lắp đặt 21.472 cấu kiện bê tông phá sóng Accropode các loại.
+ Gói thầu 5B - Cảng xuất sản phẩm, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 12/2008. Các nhà thầu đã thi công 2.238 cọc đỡ cầu cảng, trong đó có 821 cọc khoan và hạ vào đá gốc, 1.417 cọc đóng; đúc và lắp đặt 168 dầm dự ứng lực, đổ trên 48.000m3 bê tông sàn cầu dẫn.
+ Gói thầu số 7 - Khu nhà hành chính và dịch vụ, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2008 các hạng mục bao gồm khu nhà hành chính, nhà ăn, trạm cứu hỏa, nhà giặt là, nhà bảo vệ, hội trường, sân vườn v..v.
+ Công tác chuẩn bị chạy thử và chạy thử nhà máy được tiến hành từ tháng 5/2008, đến nay đã nhập 1.500 tấn LPG; 52.500 tấn dầu Diesel và trên 160.000 tấn dầu thô Bạch Hổ để phục vụ chạy thử và vận hành thương mại nhà máy.
+ Về đào tạo nhân lực và chuẩn bị sản xuất, đã tuyển dụng trên 1.000 kỹ sư và công nhân kỹ thuật và hoàn tất chương trình đào tạo nhân sự vận hành theo đúng kế hoạch, trong đó có 510 kỹ sư và công nhân kỹ thuật là người Quảng Ngãi, chiếm tỷ lệ 48,75%. Các thỏa thuận và hợp đồng nguyên tắc cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ liên quan khác cũng đã được ký kết.
+ Gói thầu 5A - Đê chắn sóng, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 5/2008. Các nhà thầu đã nạo vét và thay thế trên 1.200.000m3 cát và đá để xử lý nền đất yếu, thi công đổ 1.568.000m3 đá thân đê, đúc và lắp đặt 21.472 cấu kiện bê tông phá sóng Accropode các loại.
+ Gói thầu 5B - Cảng xuất sản phẩm, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 12/2008. Các nhà thầu đã thi công 2.238 cọc đỡ cầu cảng, trong đó có 821 cọc khoan và hạ vào đá gốc, 1.417 cọc đóng; đúc và lắp đặt 168 dầm dự ứng lực, đổ trên 48.000m3 bê tông sàn cầu dẫn.
+ Gói thầu số 7 - Khu nhà hành chính và dịch vụ, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2008 các hạng mục bao gồm khu nhà hành chính, nhà ăn, trạm cứu hỏa, nhà giặt là, nhà bảo vệ, hội trường, sân vườn v..v.
+ Công tác chuẩn bị chạy thử và chạy thử nhà máy được tiến hành từ tháng 5/2008, đến nay đã nhập 1.500 tấn LPG; 52.500 tấn dầu Diesel và trên 160.000 tấn dầu thô Bạch Hổ để phục vụ chạy thử và vận hành thương mại nhà máy.
+ Về đào tạo nhân lực và chuẩn bị sản xuất, đã tuyển dụng trên 1.000 kỹ sư và công nhân kỹ thuật và hoàn tất chương trình đào tạo nhân sự vận hành theo đúng kế hoạch, trong đó có 510 kỹ sư và công nhân kỹ thuật là người Quảng Ngãi, chiếm tỷ lệ 48,75%. Các thỏa thuận và hợp đồng nguyên tắc cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ liên quan khác cũng đã được ký kết.